Đánh giá Văn_minh_lúa_nước

Trong một cuốn sách[6], Sauer viết như sau: Về cái nôi của nền nông nghiệp đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông Nam Á. Nơi này quy tụ đầy đủ những điều kiện khác nhau cần thiết về vật lý thể chất, hóa học hữu cơ, khí hậu ôn hòa với cả hai vụ gió mùa, với chu kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước tiện cho viêc đánh cá, đất này là trung tâm điểm giao thương cả đường biển lẫn đường bộ của Cựu thế giới. Không có nơi nào mà vị trí lại thích hợp và có đủ yếu tố cung cấp cho sự phát triển nền văn minh hỗn hợp giữa nông và ngư nghiệp tốt hơn nữa. Tôi (lời Sauer) sẽ chứng minh rằng ở trong vùng đất này, ngay từ khi khởi thuỷ, nông nghiệp đã gắn chặt với ngư nghiệp; rằng ở đây người ta gia súc hóa loài vật trước hết và đúng nghĩa, phải là trung tâm chính của thế giới về kỹ thuật trồng cây và cải biến thảo mộc để gia tăng rau trái. Tôi chấp nhận tiên đề quen thuộc là loài người học hỏi cách trồng cây trước khi biết làm mùa với cách gieo hạt giống[7].

Một số nhà khoa học khác không công nhận Đông Nam Á là trung tâm phát sinh nông nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung tâm thứ yếu. Một số khá đông các nhà nghiên cứu khác cho rằng Nam Trung Hoa là trung tâm chính yếu phát sinh trồng trọt song song với các trung tâm khác ở Trung ĐôngẤn Độ.

Vì địa thế và khí hậu, cũng như chủng tộc, miền châu thổ sông Hồng cùng nguồn gốc trong tiền sử với Nam Trung Hoa. Việc liên hệ trong vài trăm ki lô mét với một không gian nhỏ, một thời kỳ dài hàng chục ngàn năm là một nguồn văn hóa.

Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa học về các trung tâm sơ khởi nông nghiệp. Tuy vậy, các Ông Burkill và Sauer đều rất tự tin; họ đưa ra các chứng cớ rằng Á Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai, củ. Sau đó theo đường hàng hải, khoai Á Đông được phân tán đi các đảo ngoài Thái Bình Dương, châu Phichâu Mỹ[8].